Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng anh giao tiếp

"Nhiều người Việt nghĩ 'nói tiếng Anh không cần đến ngữ pháp'. Nhưng nếu không sử dụng tốt, chúng ta khó mà trả lời được câu hỏi 'nói như vậy là đúng hay sai?', hoặc 'làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát?", hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Thanh Thu chia sẻ.

Tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng anh giao tiếp

Khi một du khách nước ngoài dừng lại hỏi chú xích lô đường đến một nơi nào đó, hoặc đề nghị ngồi xích lô đến đâu đó, người đạp xích lô có thể lắng nghe được ý khách muốn hỏi và trả lời vị khách. Tuy nhiên, họ chỉ đáp lại bằng một vài từ ngắn gọn mà người ta vẫn gọi là "tiếng Anh bồi". Ví dụ "here", "there", "go there", hoặc cái tên điểm đến mà vị khách đã đề cập. Bởi lẽ, vốn tiếng Anh của người xích lô hạn chế. Những người sử dụng tiếng Anh bồi thường dùng các động tác tay chân để diễn đạt ý mình muốn nói.

Thông thường, nếu bạn hỏi một người làm văn phòng rằng "nói thế này có đúng không", hay "tại sao mình lại dùng từ này" hoặc "tại sao từ này lại được đặt ở đây"... có lẽ trên 80% người Việt Nam không biết câu trả lời chính xác. Những câu nói được cho là câu trả lời là: "Thấy người ta dùng vậy", "Nói sao cho xuôi miệng là đúng rồi".

Tương tự, trong một lần tham quan địa đạo Củ Chi (TP HCM), một anh hướng dẫn viên sử dụng từ "before that" với nghĩa là "trước đó", trong khi trong từ điển tiếng Anh, phó từ "before" đã bao hàm hết nghĩa của từ này.

Tại các điểm du lịch, nếu bạn là người có vốn tiếng Anh khá, có lẽ bạn sẽ nhận ra ai là người sử dụng tiếng Anh tốt. Thật vậy, "word formation" - cấu tạo từ trong tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải người học nào cũng biết hết hình thức cấu tạo của một từ. Chẳng hạn, bạn không thể nói rằng một cô gái xinh đẹp là "a beauty girl" mà phải nói là "a beautiful girl" ("beautiful" là tính từ miêu tả của "beauty").

Ở Việt Nam, có rất nhiều vấn đề về việc sử dụng tiếng Anh. Ở các khu trung tâm đông đúc, nơi tập trung điểm du lịch hoặc các công ty nước ngoài như quận 1 TP HCM, một đứa trẻ đánh giày hoặc bán vé số, hoặc những người bán dạo vẫn có thể nói được tiếng Anh. Đó là thứ tiếng Anh bồi được xã hội chấp nhận. Tất nhiên, họ phải sử dụng nó để mưu sinh. Việc trau chuốt ngôn ngữ dường như không và không thể bắt buộc.

Tại các công ty, thậm chí trong các công ty nước ngoài, số lượng người sử dụng được tiếng Anh (nói và viết) nhiều hơn. Tuy vậy, để nói hoặc viết đúng, bạn cần phải nhận ra rằng ngữ pháp thật quan trọng. Khi bạn nói sai vị trí từ, có thể dẫn đến việc đối phương là người nước ngoài không hiểu những gì bạn đang diễn đạt. Điều họ hiểu là cái ý trong những từ bạn sử dụng mà thôi. Nếu chú ý kỹ trong câu nói của những người bản địa (native speaker), hoặc những bản script của một bài nghe trong một cuốn sách nghe nói, bạn sẽ nhận ra rằng những lời hội thoại của các nhân vật trong đoạn băng hoặc clip là đúng toeic ngữ pháp (grammar) từ trật tự từ cho đến cách dùng thì, dấu câu...

Đâu phải ngữ pháp chỉ dành riêng cho văn viết. Thật ra trong văn nói, người ta sử dụng những cách hành văn đơn giản hơn, ngắn gọn hơn. Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu bạn không nhớ từ vựng này, bạn có thể sử dụng từ vựng khác để thay thế nếu chúng gần nghĩa hoặc đồng nghĩa. Khi bạn tiếp xúc với một du khách là người Anh hoặc Mỹ, hoặc Australia, những quốc gia sử dụng tiếng Anh như tiếng ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn sẽ thấy họ không nói sai ngữ pháp bao giờ.

Vậy, nói tiếng Anh cần những điều kiện gì? Theo tôi, thứ nhất là phát âm, thứ hai là vốn từ và thứ ba là ngữ pháp.

Khi điều kiện dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam còn có quá nhiều hạn chế, học sinh chỉ thạo đọc và viết. Cho đến khi tốt nghiệp ra trường, tìm cho mình một công việc tốt với mức lương cao, lúc đó họ mới nhận ra chỉ một vài câu giao tiếp bằng tiếng Anh thôi đã là trở ngại rất lớn cho con đường sự nghiệp phía trước. Tại sao?

Nếu không sử dụng tốt ngữ pháp, chúng ta khó mà trả lời được câu hỏi "nói như vậy là đúng hay sai?" hoặc "làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát?". Bởi thế, bạn cứ thử tưởng tượng rằng từ vựng là những viên gạch và ngữ pháp là xi măng. Nếu chúng ta tách rời chúng, mãi mãi chúng ta sẽ không bao giờ có được bức tường mà mình mong đợi.

Những lầm tưởng dẫn đến chán học tiếng Anh

Người lớn học không tốt bằng trẻ em, không có năng khiếu hay đi nước ngoài mới giỏi tiếng Anh là những quan niệm sai lầm khiến bạn không có động lực học tiếng Anh.

Bất kỳ công việc nào cũng cần có cảm hứng, nềm tin và động lực. Tuy nhiên, nhiều người lại có những suy nghĩ tiêu cực về việc học tiếng Anh và từ đó, mất đi ý chí trau dồi dù nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ này.

Quá già để học ngôn ngữ mới: Quá tuổi học là một trong những suy nghĩ tiêu cực của những người đang đi làm khi học tiếng Anh. Theo họ, việc học tiếng Anh chỉ phù hợp với những bạn trẻ nhờ khả năng tiếp thu và ghi nhớ nhạy bén. Tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc trí nhớ giảm sút và khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới so với người trẻ tuổi.

Trên thực tế, người trưởng thành có thuận lợi hơn trong ý chí kiên kịnh, sự ổn định về tâm lý hơn người trẻ "cả thèm chóng chán". Một khi xác định được mục tiêu, sự cần thiết của việc học tiếng Anh, chẳng hạn như để có công việc tốt hơn, sang nước ngoài tu nghiệp... thì bạn sẽ kiên trì hơn với việc học ngôn ngữ này.

Bên cạnh đó, các trung tâm tiếng Anh nắm bắt được nhu cầu của đối tượng này nên có những giúp đỡ, hỗ trợ nhất định giúp bạn học tốt hơn. Là một nhân viên tín dụng ở TP HCM, anh Anh Đức (30 tuổi) nhận thấy việc phải tiếp xúc với khách hàng nước ngoài càng ngày càng nhiều nên quyết định học tại các trung tâm dạy tiếng anh thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Đã có gia đình, con cái nên anh hơi ngại khi đi học vì lớp chủ yếu là các bạn trẻ năng động. Tuy nhiên, anh dần cảm thấy tự tin, hòa đồng với lớp và học tiến bộ hơn nhờ sự khuyến khích, hỗ trợ của thầy cô và các học viên khác.

Không có năng khiếu học ngoại ngữ: Sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường, một vài lần tự học hay đi học thêm, bạn vẫn không thấy khá hơn nên đưa ra kết luận "Mình không có năng khiếu với ngoại ngữ". Hẳn bạn đều từng một lần nghe đến câu chuyện các nhà khoa học như Edison hay gần đây là Mark Zuckerberg đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công. Mọi sự thành công đều đến từ nỗ lực, chăm chỉ hơn là ngẫu nhiên gặp được. Vì vậy, thay vì cho rằng bản thân mình sinh ra không có năng khiếu sẵn có thì bạn nên giành thời gian đầu tư cho việc học và nhận lấy thành quả. 

Sống ở nước ngoài mới giỏi tiếng Anh: Quan niệm này khá phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người và hợp lý bởi việc sống ở nước ngoài mang đến cho con bạn cơ hội tự lập, hòa mình vào tiếng Anh để tăng cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, nhiều phản ứng ngược đã xảy ra do các bạn chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, kỹ năng nên bị shock văn hóa. Một số bố mẹ có con nghịch ngợm, chưa chăm học đã cho con đi du học với hi vọng môi trường học tập nghiêm khắc khiến con mình tiến bộ mà không ngờ, các con rời khỏi sự kiểm soát của bố mẹ nên càng không chịu học tập, rèn luyện.

Mỗi lựa chọn cũng có hai mặt nên các bố mẹ và bạn trẻ không nên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng trở nên giỏi tiếng Anh khi đi du học. Hơn nữa, nhiều bạn trở nên thuần thục ngôn ngữ này khi ở Việt Nam mà không cần phải đi nước ngoài nên đây không phải là giải pháp hiệu quả duy nhất để giỏi tiếng Anh.

Kết quả học phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô: Sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học tiếng Anh là cần thiết, nhưng không có nghĩa học viên hoàn toàn ỷ lại vào những giờ học trên lớp mà không tự luyện tập, tìm hiểu khi về nhà. Bên cạnh đó, nhiều bạn không có tinh thần tự học lại quay sang trách thầy cô vì năng lực của mình không được cải thiện. Việc học tốt còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm, ý thức của bạn chứ không nên hoàn toàn đổ lỗi lên thầy cô, người hướng dẫn.

Chị Quỳnh Trang (Vũng Tàu) kể: "Mình cho con đi học tiếng Anh từ khi cháu lên lớp 4 ở nhà cô giáo rồi chuyển sang trung tâm. Đã được hai năm rồi nhưng từ tiếng Anh nào cháu cũng bảo cô chưa dạy. Sau mới nhận ra vì con mình không chịu học nên không nhớ chứ không phải vì cô giáo chưa hướng dẫn".

Nguồn: http://tienganh2020.com/tin-tuc/tam-quan-trong-cua-ngu-phap-trong-tieng-anh-giao-tiep/c24p3702.html

NVH

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

TOEIC có bao giờ dễ hơn thế!

TOEIC có bao giờ dễ hơn thế!

TOEIC là chứng chỉ giao tiếp tiếng Anh quốc tế được thế giới công nhận. TOEIC thực sự hữu ích trong môi trường công sở. TOEIC là thước đo quan trọng đối với các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường và đang tìm kiếm một công việc với mức lương hấp dẫn. TOEIC cũng là công cụ quan trọng cho sự thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong môi trường làm việc cạnh tranh. Vậy làm thế nào để TOEIC CÓ BAO GIỜ DỄ HƠN THẾ !?

Thiết lập mục tiêu (Set a goal)

Quyết định tham gia kỳ thi Toeic. Điều đầu tiên bạn nên làm là đặt ra cho mình mục tiêu. Nếu bạn tham gia kỳ thi để xin việc hãy xem xét mức điểm cần đạt được. Rất nhiều bạn học viên đến với Equest đã biết thiết lập mục tiêu cho riêng mình. Chẳng hạn như các bạn ấy muốn xin việc ở các ngân hàng, các bạn ấy đặt ra cho mình điểm số cần đạt được tối thiểu là 450 và 700 là điểm số mong muốn.

Đặt ra mục tiêu cũng cần thực tế. Nếu mục tiêu của bạn quá cao, bạn sẽ có thể thất vọng với kết quả bạn đạt được. Nếu có tài chính dồi dào, hãy tham dự các bài test thường xuyên để đánh giá được năng lực mình đang ở đâu.

 Tìm hiểu kỹ dạng thức bài thi ( Understanding Toeic format)

Trước khi bắt tay vào ôn thi, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự nắm được format của mỗi phần thi. Với Toeic hiện nay chỉ có 2 kỹ năng được đánh giá là nghe và đọc ( listening and reading comprehension skills). Hãy thử làm các bài test mẫu ( Model tests) để quen với dạng bài thi.

Xây dựng kế hoạch học tập ( Make a study plan)

Chần chừ ( procrastination) là một trong những lý do khiến nhiều học viên thất bại trong kỳ thi Toeic.

Bạn nên quyết định xem liệu bạn có thể tự ôn tập ở nhà hay tham gia một khóa luyện thi? Nếu bạn có khả năng tài chính, lựa chọn cả hai cách là tốt nhất. Nếu bạn không thể tham gia các khóa học luyện thi thì hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn cách học toeic hiệu quả nhất. Dù sao đi chăng nữa, hãy đặt bút và tạo lập kế hoạch ngay cho mình.

Phân chia thời gian học tập hợp lý (Divide study time appropriately)[p]

Số điểm trong các bài thi toeic được đánh giá dựa theo số lượng câu đứng và dựa trên bảng chuyển đổi điểm. Đừng dành quá nhiều thời gian vào 1 câu hay 1 phần nào đó quá khó. Bạn có thể phân chia thời gian học bằng cách chia theo từng phần trong format thi. Mỗi ngày tập trung ôn luyện 1 phần.

Làm giàu vốn từ vựng (Build a strong vocabulary)

Một lý do khác khiến nhiều học viên chưa đạt được điểm cao như mong muốn là do vốn từ vựng còn hạn chế ( limited vocabulary). Bạn có thể sử dụng 1 quyển sổ tay ghi lại những từ mới bạn gặp phải trong quá trình ôn luyện. Bạn sẽ chỉ nhớ những từ vựng mà bạn gặp trong văn cảnh hay trong quá trình luyện tập. Bạn nhớ rằng ký thi Toeic chủ điểm từ vựng xoăy quanh business theme. Bạn nên học từ vựng với các chủ để như du lịch, ngân hàng, y học, nhà hàng, văn phòng, vv ( travel, banking, health, restaurants, offices, etc).

Phân bổ thời gian (Be aware of time management)

Khi bạn thực hành các bài test, hãy nên để ý đến yếu tố thời gian. Ví dụ phần đọc hiểu, đề thi chỉ cho bạn 75 phút để hoàn thành cả 4 phần. Đừng dành quá nhiều thời gian vào 1 phần.

Tập nghe nhanh (Listen quickly)

Khi chúng ta nghe, chúng ta có thói quen nghe để cố gắng bắt lấy từng từ một. Nếu bạn cứ giữ thói quen này, bạn sẽ rất có thể thất bạ với bài thi nghe của Toeic. Bạn hãy cố gắng nghe để bắt lấy ý chính, và nghe để loại trừ đáp án sai một cách nhanh chóng. Điếu quan trọng hơn cả là bạn hãy cố gắng thực hành thật nhiều để bắt kịp được tốc độ bài nghe. Khi một câu đã qua bạn đựng bận tâm đến nó. Hãy bắt kịp ngay câu tiếp theo, vì bạn không có thời gian suy nghĩ giữa các câu hỏi.

Đặt câu hỏi (Ask questions)

Đừng bao giờ ngần ngại (never hesitate) để đặt các câu hỏi. Nếu không hiểu bạn hãy hỏi thầy cô hay bạn bè.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Tổng hợp : http://tienganh2020.com/tin-tuc/toeic-co-bao-gio-de-hon-the/c14p2712.html

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Chiến thuật luyện thi Toeic đạt điểm cao 700+

Phương pháp nào hiệu quả nhất để có bài thi TOEIC đạt điểm cao?

Mức điểm Toeic các trường Đại học tại TP HCM yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có nằm ở khoảng Toeic 450-550. Ở mốc điểm này, với trình độ tiếng Anh căn bản (Elementary) bạn vẫn có thể tự học để có thể đạt số điểm 550. Chỉ cần chịu khó học làm các đề thi càng nhiều càng tốt: đọc nhiều + nghe nhiều (đừng quên ghi chú lại những từ vựng chưa biết và những âm chưa thể nghe được trong quá trình luyện tập). Bài hướng dẫn "Chiến thuật luyện thi Toeic đạt điểm cao 700+" này dành riêng cho các bạn ở trình độ trung cấp (intermediate) trở lên. Mức điểm 700+ là mức điểm mà các bạn sinh viên năm cuối và người đi làm muốn có để có thể bổ sung vào hồ sơ xin việc của mình. Mức điểm đó chứng tỏ khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức tốt, ít nhất là 2 kỹ năng: nghe và nói.

Như vậy làm thế nào để có một kế hoạch luyện thi Toeic để đạt điểm 700+?

Sau đây mình sẽ trình bày cho các bạn 1 phương pháp mình đã áp dụng, với mong muốn rằng các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, nhất là các bạn tự học, không phải tốn thời gian vào cuốn sách này, cuốn sách nọ mà tìm lối đi cho mình.

Thứ nhất, bạn phải xác định rõ thời gian đăng kí dự thi.

Thời gian này tùy thuộc vào các bạn sắp xếp sao cho phù hợp nhất. Sau khi đã xác định xong ngày chúng ta sẽ dự thi, thì chúng ta hãy bắt đầu lên kế hoạch học và ôn, bạn hãy tính ngược thời gian từ lúc thi ra trước 2 tháng, đó chính là thời gian thích hợp để bắt đầu. Hãy sắp xếp thời gian học và ôn thi thật cụ thể, tốt nhất là mỗi ngày các bạn dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để ôn luyện, và luyện hằng ngày, không nên để dồn vào học tất tần tật vào một ngày trong tuần, như vậy sẽ không có hiệu quả. Bạn hãy cam kết với mình là sẽ giữ vững lịch của mình một cách rõ ràng, theo đuổi đến cùng cho đến tận ngày thi, dù có cám dỗ đến đâu cũng phải quyết chí đến cùng.

Thứ hai, chúng ta cần có 1 số công cụ sau đây để phục vụ học tập.

- 1 cuốn sổ ghi từ học được và lấy ra ôn lại khi rảnh rổi. Trên cuốn sổ đó, bạn cũng có thể ghi chú những điểm ngữ pháp, từ vựng mà bạn gặp phải trong lúc ôn luyện để giúp mình ghi nhớ tốt hơn. Thế là xong rồi, đơn giản phải không các bạn. Nếu bạn yêu thích công nghệ, các bạn cũng có thể dùng 1 số phần mềm sau đây để thay thế cuốn sổ ở trên:

- Phần mềm Anki . Đây là phần mềm flashcard rất hay, có nhiều phiên bản trên các nền tảng khác nhau, Windows, Android, iOS… và điểm đặt biệt là chúng có thể đồng bộ được với nhau vì dụ có 10 từ mình cần ôn, các bạn ôn trên máy được 5 từ, rồi có việc bận, bạn đồng bộ lên server của nó thì trong lúc rảnh rỗi, bạn có thể lấy smartphone của mình ra ôn tiếp 5 từ còn lại.

- Phần mềm Evernote . Đây là phần mềm hỗ trợ ghi chú dùng để ghi những điểm ngữ pháp, từ mình hay mắc phải. Đây cũng là phần mềm hỗ trợ nhiều nền tảng và giúp đồng bộ hóa rất tốt.

Thứ ba, sau khi đã có đủ công cụ học tập, các bạn phải lựa chọn sách để ôn luyện.

Đây là một vấn đề khó. Theo mình với mỗi cuốn sách, bạn đều có thể học từ đó một số điều trong đó. Tùy thuộc vào trình độ của các bạn mà có cuốn này sẽ phù hợp với các bạn này, nhưng sẽ chưa phù hợp với các bạn có trình độ khác. Sau đây là những cuốn sách mình đã dùng qua và mình tin rằng chúng cũng sẽ giúp ích cho các bạn muốn đạt số điểm Toeic cao.

- Essential Words for the TOEIC . Đây là cuốn sách mà theo mình các bạn nên có dù học theo phương pháp nào. Trong đó trình bày dưới dạng các bài học được phân ra thành các chủ đề, kèm theo đó là các bài tập rất hay, sát với đề thi TOEIC thật.

- Barron's TOEIC with 4 Audio CDs . Đây là cuốn sách khá hay dùng để cho các bạn tự ôn Toeic tại nhà với các chiến thuật cũng như dạng thức đề thi như thế nào, và đặc biệt là các các câu hỏi được giải thích đáp án hết sức kĩ càng, các bạn sẽ học được những lỗi sai và rút ra kinh nghiệm cho mình một cách nhanh chóng. Các bạn cứ học hết các chiến thuật và luyện tập thường xuyên thì chắc chắn sẽ đạt được điểm cao thôi. Tuy nhiên, cuốn sách này còn có hạn chế là các bài tập đưa ra khá dễ so với đề thi thật, nên mình đề xuất cuốn sách này hơn. The Complete Guide to the TOEIC Test . Trong sách này chứa đựng những kiến thức hết sức cần thiết để các bạn có thể làm các câu hỏi trong bài thi TOEIC.

- Barron's TOEIC Practice Exams . Đây là cuốn sách Practice test khá hay, có giải thích rõ ràng, giúp bạn tìm được lỗi của mình. Tuy nhiên, nếu so với đề thi thật thì sách này dễ hơn, khoảng chừng bằng 70 – 80% đề thi thật. Không sao, cứ luyện để lấy kinh nghiệm, nhưng đừng xem trọng điểm quá nha, dễ gây tâm lí là mình đã giỏi.

- Tactics for TOEIC Listening and Reading Test Student Book . Cuốn sách này do chính ETS và ĐH Oxford kết hợp viết. Tuy nội dung không hay nhưng 2 bài test cuối sách là hết sức quan trọng, cực kì giống với đề thi chính thức, và nếu bạn làm được bao nhiêu trong bài thi này thì bạn cũng sẽ đạt số điểm tương tự trong bài thi thật (tuy nhiên các bạn phải tính đến yếu tố tâm lí,.. khi thi thật, điểm thật sự sẽ thấp hơn 1 chút, khoảng từ 10 – 15%)

Tiếp theo nữa, mình sẽ đề xuất cho các bạn một lịch trình cụ thể để học và ôn luyện.

Cách tận dụng 5 phút để học tiếng Anh. Học tiếng Anh thông minh tại Chương trình học tiếng Anh giao tiếp

- Trung tâm ngoại ngữ CEP- Bình Thạnh

1. Đầu tiên, các bạn cần làm 1 bài Diagnostic Test trước để kiểm tra trình độ của mình tới đâu trước khi bước vào ôn luyện, các bạn lấy 1 bài Practice Test1 của sách thứ (4) để làm nhé. Sau đó các bạn sửa bài theo đáp án và giải thích của sách.

2. Sau đó, các bạn bắt đầu vào thời gian ôn tập. Mỗi ngày, các bạn dành thời gian khoảng 1h với nội dung sẽ ôn luyện như sau:

- 0.5h làm bài tập trong sách (1) (mỗi ngày 1 bài). Những từ nào các bạn biết rồi thì đọc qua, những từ bạn chưa biết thì lấy cuốn tập ghi chú hoặc dùng phần mềm Anki để ghi lại từ mới + nghĩa và ví dụ. Các bạn nên học theo các ví dụ thì sẽ ghi nhớ tốt hơn nhiều. Sau đó đọc và làm các bài tập theo hướng dẫn trong sách. Có 50 bài học trong trong sách. Cứ sau 5 bài học thì có 1 bài để ôn lại.

-0.5h còn lại thì chúng ta sẽ học các chiến thuật và các điểm ngữ pháp trong sách (2). Các bạn cứ chia ra xen kẽ nhau 1 tuần học Reading, 1 tuần học Listening hoặc, 1 ngày học reading, 1 ngày học Listening. Nhớ là làm các bài tập và xem thử coi mình sai chỗ nào nếu sai, những điểm ta còn mập mờ cũng nên coi lời giải thích nhé. Nhớ sử dụng một cuốn tập để ghi chú hoặc Evernote cho hiệu quả nhé.

- Hàng tuần các bạn nên dành thời gian khoảng 0.5 – 1h cuối tuần để review lại những gì mình đã học trong tuần, những điểm cần chú ý, những điểm sai mình hay mắc phải.

3. Việc tiếp theo là luyện tập giải đề, 1 chuyện không thể thiếu đối với bất kì 1 cuộc thi nào. Sau khi đã ôn luyện xong, chúng ta sẽ dành ra khoảng 10 ngày để giải đề. Đây cũng là thời gian các bạn nên đăng kí thi TOEIC, nhớ đấy nhé. Mỗi ngày các bạn dành khoảng 2.5h để làm bài và sửa đề. Đầu tiên, các bạn làm các bài Practice Test trong sách (2) trước có từ 2 đến 4 bài test tùy từng sách, sau đó là trong sách Practice Test Book (3), có 6 bài test. Và cuối cùng ngày cuối cùng, các bạn làm bài Practice Test thứ 2 của sách (4). Đây là bài test có tính chất quyết định, xác định điểm của mình có được cải thiện đáng kế hay không.

4. Chuẩn bị cho cuộc thi nhé. Trước ngày thi khoảng 1 ngày, bạn nên dành 1 buổi sáng để ôn lại những điểm ngữ pháp, từ vựng, những lỗi mình hay mắc phải. Và buối chiều hôm đó bạn không nên học thêm bất cứ cái gì, cứ để cho đầu óc thư thái, làm những chuyện mình thích nhưng không được quá nặng, hoặc giải trí không lành mạnh. Nếu thi buổi sáng thì tối trước đó nên đi ngủ sớm và dậy sớm để chuẩn bị cho kì thi. Các bạn nên mang theo giấy tờ cần thiết như CMND, giấy đăng kí dự thi, thẻ SV (nếu trường yêu cầu). Và thứ duy nhất mà các bạn được mang vào phòng thi ngoài các giấy tờ trên là 1 cục gôm (tẩy).

5. Trong lúc làm bài thi. Bạn cứ theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi, và khi làm bài nhớ các quy tắc sau đây.

- Hãy giữ bình tĩnh, không quá hoang mang nếu đề thi khó hơn, hoặc không chủ quan khi đề thi dễ hơn. - Làm bài từ trên xuống dưới, đã qua rồi thì không nên đoái hoài lại, để tập trung tinh thần cho các câu tiếp theo.

- Nên tận dụng thời gian hợp lí, VD, phần 3, 4 trong phần Listening, các bạn có thể lợi dụng lúc máy đọc phần hướng dẫn để đọc trước câu hỏi tiếp theo. Nên đọc trước các câu hỏi cả bài nghe tiếp theo, khi nghe thì trả lời thẳng trực tiếp luôn, nghe tới đâu, trả lời tới đó. Thời gian trả lời câu hỏi thì sẽ dành để đọc trước và hình dung câu hỏi của bài nghe tiếp theo. Cứ như thế thì các bạn sẽ làm tốt ở phần 3 và 4 của Listening. Đối với phần 2 của listening thì cần nghe cho rõ từ để hỏi (wh_question) và nội dung chính của câu hỏi để chọn đáp án cho phù hợp.

- Nếu không làm được 1 câu nào đó thì không nên bỏ mà nên dùng phương pháp loại trừ, tuyệt đối không chọn đáp án có từ phát âm gần giống với từ có trong câu hỏi. Vì chúng thường là đáp án sai.

- Đối với phần double Pasages của phần 7 thì nên đọc cho kĩ câu hỏi và đối chiếu với cả 2 passages để trả lời, nếu không rất dễ bị mắt bẫy. Và cuối cùng chúc cho các bạn thi có 1 bài thi TOEIC thật hiệu quả và đạt được số điểm mình mong muốn.

Nguồn : http://tienganh2020.com/tin-tuc/chien-thuat-luyen-thi-toeic-dat-diem-cao-700/c24p3571.html

NVH

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Các bậc phụ huynh đặt câu hỏi vì sự thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh thường xuyên

Học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm nay đã bắt đầu sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh mà Oxford xuất bản Houses’ Family and Friends.
Parents question frequent changes of English textbooks
Students in HCM City this year began using English textbooks based on Oxford Publishing Houses’ Family and Friends series, compiled by the HCM City Education and Training Department and published by the Education Publishing House.
Do Minh Hoang, Chief Secretariat of the HCM City Education and Training Department, said the textbooks were a new version of ‘Family and Friends’ with lessons and exercises recompiled to become more suited to Vietnamese students. The copyright still belongs to the Oxford Publishing House.
The version will be used for HCM City’s students, starting from the 2015-2016 academic year.
Hoang said the education department decided to redesign the lessons in ‘Family and Friends’ after teachers complained that the curriculum was too demanding for students.
A teacher of English in district 1 noted that the new textbooks can be used for both the Intensive English Program and English as Optional Subject Program.
The students of the former program have four periods a week (45 minutes per period), and they use both the lesson and exercise books. Students of the latter program have eight periods a week which include four periods for learning math and science subjects in English.
Previously, the study of math and science subjects in English was encouraged by the education department. However, beginning this academic year, this is a requirement for students under the Intensive English Program.
A primary school teacher of English praised the new textbooks, saying that the new lessons will be more suited to Vietnamese students.
“There will be 12 instead of 14 lessons in Oxford’s textbooks. Some lessons, images and concepts have been redesigned to make it more easily approachable to Vietnamese,” she said.
For example, in the lesson about people’s names, instead of foreign names such as David or John, students will have Vietnamese names. Images of Vietnamese students, teachers and classrooms have also replaced images of schools in foreign countries.
An education expert, though agreeing that the new textbooks are better designed which makes it easier for teachers to give lessons, still said it would be not a good idea to change textbooks so regularly.
The HCM City education department in the past had decided to replace ‘Let’s Go’ textbooks with ‘Family and Friends’, and now it has replaced ‘Family and Friends’ with a new version.
“It is necessary to consider the pros and cons of every textbook to find out what is the best for students,” he said. “Changing textbooks so regularly affects students’ feelings.”

Các bậc phụ huynh đặt câu hỏi vì sự thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh thường xuyên
Học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm nay đã bắt đầu sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh mà Oxford xuất bản Houses’ Family and Friends, được biên soạn bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sách giáo khoa này là một phiên bản mới của ‘Family and Friends’ với những bài học và bài tập được biên dịch lại để trở nên phù hợp hơn cho học sinh Việt Nam. Bản quyền vẫn thuộc về Nhà xuất bản Oxford.
Phiên bản này sẽ được sử dụng cho học sinh TP HCM, bắt đầu từ năm học 2015-2016.
Ông Hoàng cho biết Bộ giáo dục quyết định tái thiết kế những bài học trong ‘Family and Friends’ sau khi giáo viên phàn nàn rằng các chương trình giảng dạy đã quá sức đối với học sinh.
Một giáo viên môn tiếng Anh tại quận 1, lưu ý rằng sách giáo khoa mới có thể được sử dụng cho cả Intensive English Program và English as Optional Subject Program.
Các học sinh trong chương trình cũ có bốn tiết một tuần (mỗi tiết khoảng 45 phút), và họ sử dụng cả sách bài học và sách bài tập. Học sinh của chương trình mới có tám tiết một tuần trong đó bao gồm bốn tiết cho việc học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Trước đây, các nghiên cứu về môn toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh đã được khuyến khích bởi Bộ giáo dục. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học này, đây là một yêu cầu đối với học sinh thuộc Chương trình Anh ngữ Chuyên sâu.
Một giáo viên tiểu học môn tiếng Anh ca ngợi sách giáo khoa mới, nói rằng các bài học mới sẽ là phù hợp hơn cho học sinh Việt Nam.
"Sẽ có 12 thay vì 14 bài học trong sách giáo khoa của Oxford. Một số bài học, hình ảnh và khái niệm đã được thiết kế lại để dễ dàng hơn tiếp cận với người Việt" cô nói.
Ví dụ, trong các bài học về tên của con người, thay vì các tên nước ngoài như David hoặc John, học sinh sẽ có những cái tên Việt Nam. Hình ảnh của học sinh, giáo viên, lớp học Việt Nam cũng đã thay thế hình ảnh của các trường nước ngoài.
Một chuyên gia giáo dục, mặc dù đồng ý rằng sách giáo khoa mới được thiết kế tốt hơn khiến cho nó dễ dàng hơn đối với giáo viên để giảng các bài học, nhưng đó không phải là một ý tưởng tốt để thay đổi sách giáo khoa quá thường xuyên.
Phòng giáo dục thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ đã quyết định thay thế sách giáo khoa 'Let's Go' với ‘Family and Friends’ và bây giờ họ đã thay thế ‘Family and Friends’ bằng một phiên bản mới.
"Cần thiết để xem xét các ưu và nhược điểm của mỗi cuốn sách giáo khoa để tìm ra những gì là tốt nhất cho học sinh" ông nói. "Thay đổi sách giáo khoa thường xuyên ảnh hưởng đến cảm xúc của học sinh. "
Nguồn: Theo VietnamNet
Tham khảo thêm: http://tienganh2020.com/tin-tuc.html
NVH

Bài đăng nổi bật

Dell Vostro 5470 - laptop thời trang từ Mỹ

Sản phẩm của dòng laptop thương hiệu Mỹ nổi bật với bộ vỏ nhôm xước đỏ và bạc, các đường vát cạnh sắc sảo cùng điểm nhấn là logo Dell nổi bậ...