Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Bữa trưa văn phòng ngon với cơm nắm cá hồi

Đơn giản nhưng ngon và tiện lợi, món cơm nắm cá hồi này sẽ là lựa chọn tối ưu cho bữa trưa văn phòng của bạn đấy!

– 2 – 4 lát cá hồi tuỳ lượng cơm cần dùng

– 1 tô cơm đã nấu

– Tiêu muối

– Dầu ăn để chiên.

1

Cá hồi rửa sạch, dùng giấy lau khô, ướp với tiêu, muối đều 2 mặt trong khoảng 30 phút.

2

Làm nóng chảo trên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn, cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt.

3

Gắp cá ra đĩa, để nguội rồi xé thành những miếng nhỏ, bỏ da nếu có.

4

Cho cá đã xé nhỏ vào tô cơm trắng, trộn thật đều. Bạn nên dùng cơm mới nấu chín, còn nóng để cơm dễ thấm gia vị của cá, nếu dùng cơm nguội, bạn nên hâm nóng cơm trước khi trộn với cá.

5

Trải màng bọc thực phẩm lên bề mặt phẳng, múc cơm lên, lượng cơm ít nhiều tuỳ vào bạn muốn nắm cơm to hay nhỏ.

6

Dùng tay nén chặt cơm cho dính vào nhau, xoay đều tay, ép cơm vào giữa ngón trỏ và ngón cái để tạo góc tam giác, sau đó xoay vài vòng để tạo góc nhọn của tam giác cho 2 góc còn lại. Chỉnh sửa lại cho hình tam giác được đều. Cho cơm ra đĩa. Bạn chỉ cần chuẩn bị cơm nắm cá hồi và thêm ít salad tuỳ thích là đã có bữa cơm trưa văn phòng thật tiện lợi, ngon và nhất là đầy đủ chất! Món này rất ngon, đậm đà dễ ăn, bạn hãy cùng thử nhé! Chúc các bạn ngon miệng! Nếu không thích vị cá, bạn hãy thử món cơm kẹp thịt hộp nhé!

Xem thêm món Ruốc cá hồi bổ dưỡng: http://babyruca.vn/blog

Ngân Ngân, ảnh: aFamily – TTVN

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.

Nếu bạn học tiếng Anh mãi mà vẫn không hiệu quả, hãy thử các phương pháp sau đây xem sao:Chia đúng động từĐừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ". Nghĩ gì viết nấy Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh. Xem tham khảo trung tâm dạy tốt tại đây :  http://tienganh2020.com/home/ Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại. Hãy phát âm đúng Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ... Xem tham khảo trung tâm dạy tốt tại đây :  http://tienganh2020.com/home/ Bật phụ đề khi xem phim Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.Tập đặt câu với các từ mới Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài (nếu gặp ) Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa! Xem tham khảo trung tâm dạy tốt tại đây :  http://tienganh2020.com/home/

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Tại sao sinh viên thường bỏ cuộc với tiếng Anh

Nhiều người đặt mục tiêu giỏi tiếng Anh khi lên đại học vì sẽ có nhiều thời gian rỗi. Nhưng động lực không rõ ràng, phương pháp không phù hợp khiến không ít sinh viên bỏ ngỏ mục tiêu này.

Trước khi bước vào giảng đường đại học, các sinh viên thường có một khoảng thời gian tiếp xúc với tiếng Anh, từ 3 đến 7 năm. Tuy nhiên, đa phần vẫn không tự tin với khả năng của mình bởi giáo án trên lớp ít ưu tiên cho giao tiếp, tập trung nhiều vào giảng dạy ngữ pháp, luyện bài tập để vượt qua các kỳ thi. Hơn nữa, học sinh thường có thói quen tiếp thu kiến thức bị động - chỉ ghi nhớ những gì thầy cô yêu cầu mà không tự tìm hiểu thêm, không chủ động sử dụng tiếng Anh trong nhiều tình huống.

Với nền tảng như trên, khi bước lên môi trường đại học, nhiều sinh viên gặp khó với việc học tiếng Anh và trở nên nản chí, bỏ cuộc.

Khó khăn lớn nhất với các sinh viên này là thói quen học thụ động từ thời phổ thông khiến họ không có được mục tiêu rõ ràng khi vạch kế hoạch học tập. Ở bậc đại học, sẽ không có thầy cô nào "cầm tay chỉ việc" như phương pháp trước đó, khiến sinh viên bị mất định hướng. Ngoài một số ít sinh viên có mục tiêu rõ ràng như học để tìm cơ hội du học, để kiếm việc làm tốt, đa phần không biết mình nên bắt đầu như thế nào cũng như tập trung vào đâu. 

Bên cạnh đó, nhiều sinh viên gặp khó khi phải học lại từ đầu, vì vốn tiếng Anh đã mai một khi họ từng có tâm lý học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Chia sẻ về kinh nghiệm này, bạn Nguyễn Đức Cường, sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết khi đăng ký học thêm thì được xếp vào lớp dành cho người mới bắt đầu. Lý do là điểm thi xếp lớp ở mức thấp dù Cường từng được học từ lớp 6. Chỉ sau một khóa kéo dài 3 tháng, cậu sinh viên này chán nản và bỏ lớp khi vừa phải lấp đầy những lỗ hổng kiến thức đã quên vừa phải ôn lại kiến thức cũ đã biết. Với trình độ của mình, Cường hoang mang không biết phải học theo lớp nào thì phù hợp. 

Phương pháp không khoa học cũng sẽ khiến sinh viên không tìm thấy niềm cảm hứng khi học tiếng Anh. Không ít sinh viên tiếp tục ôn luyện sâu vào ngữ pháp như cách họ từng học thời phổ thông. Trong khi đó, theo các chuyên gia, mục đích cao nhất của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp và làm việc, do đó điều cần tập trung là kỹ năng nghe, nói, học từ vựng, rèn luyện kỹ năng viết. Phương pháp học các kỹ năng này hoàn toàn khác so với cách tiếp cận tiếng Anh mà sinh viên từng biết. 

  

Ngoài ra, một lỗi khác mà nhiều sinh viên mắc phải là không quản lý tốt quỹ thời gian của mình. Khác với chương trình phổ thông với thời khóa biểu cố định và sự thúc giục từ gia đình thầy cô, khi vào trường Đại học, sinh viên phải tự quyết định thời khóa biểu. Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên còn tham gia nhiều chương trình ngoại khóa, giao lưu khác. Sự thay đổi đột ngột về môi trường và phương pháp khiến sinh viên khó đưa ra một thời khóa biểu khoa học cho việc học tiếng Anh. Nhiều người có thể hăng hái học lúc đầu, nhưng sau một thời gian không kiên trì thì bỏ dở. 

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức, tác giả cuốn sách "Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái" cho rằng sinh viên nên xác định mục tiêu học để làm chủ tiếng Anh, và nên học theo các dạng bài thi cụ thể như IELTS, TOEFL, TOEIC. Trong quá trình đó, sinh viên cần tập trung vào hai kỹ năng nghe và giao tiếp. Kỹ năng nghe giúp rèn luyện khả năng phát âm, còn giao tiếp càng nhiều càng tốt để rèn luyện khả năng diễn đạt. 

Ngoài ra, điều quan trọng là tìm được một người thầy giỏi, thầy giáo Nguyễn Anh Đức khuyên. Một người có trình độ sư phạm sẽ đưa ra được những lời khuyên, bài học chuyên nghiệp khác hẳn với những ai chỉ giỏi tiếng Anh mà không có kỹ năng giảng dạy. Khi rơi vào tâm lý chán nản hoặc học sai cách, người thầy giỏi cũng sẽ giúp sinh viên trở về đúng lộ trình phải đi. 

Tuy nhiên,yếu tố quan trọng nhất khi học tiếng Anh vẫn là chính mình, thầy giáo khẳng định. Chỉ có sinh viên mới là người duy nhất có quyền quyết định thái độ học tập, tần suất học, sự tập trung khi học, và cả tham vọng làm chủ tiếng Anh của riêng mình. Khi ai đó vào đại học, tức là người đó đã trưởng thành và cần học cách chịu trách nhiệm cho chính mình. Dù tiếng Anh của bủa vây xung quanh họ hay có một người thầy giỏi, chính người học mới là quyết định có tìm đến và làm chủ nó hay không.

Luyện thi Toeic nhanh chóng và hiệu quả tại: http://tienganh2020.com

Y Vân

Đầu cá hồi nấu canh chua ấm lòng cho ngày đông

Cá hồi là một loại cá chứa protein tốt cho sự phát triển của não bộ và tim mạch. Nhiều người lựa chọn cá hồi như một thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình mình. Nhiều người biết ăn cá hồi là thế nhưng ít ai biết rằng, phần béo ngậy và ngọt nhất lại không phải ở thịt cá hồi mà chính là ở đầu cá. Đầu cá hồi nấu canh chua thật sự là một món tuyệt vời dành cho gia đình bạn để có một sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng Ẩm thực gia đinh đi thực hiện món ăn này nhé!

Nguyên liệu cho món canh chua cá hồi cần có:

2 đầu cá hồi còn tươi ngon.

200g rau thì là.

2 quả khế.

500g cà chua.

Hành ngò, tỏi, ớt, rượu vang, rau mùi.

Gia vị: Muối, nước mắm, mì chính, hạt nêm.

Các bước thực hiện món canh chua cá hồi:

1. Đem đầu cá đi rửa với nước muỗi pha loãng. Sau đó bạn ướp qua với rượu vang khoảng 3 phút (vì cá hồi rất tanh nên ngâm rượu sẽ mau chóng khử mùi tanh đi). Mang cá đi ướp với 1 thì cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa mì chình, 1 thìa cà phê hạt nêm.

2. Bật bếp, đợi đến khi chảo dầu nóng thì bỏ đầu cá vào rán chiên sơ. Đến khi đầu cá chuyển sang màu hơi vàng thì gắp ra đĩa.

3. Tiếp theo, bạn rửa sạch cà chua, hành ngò và thì là. Tỏi đập dập đem phi thơm, đến khi tỏi thơm bạn thái cà chua và bỏ vào, đảo qua rồi đổ vào 1/2 xoong nước. Đến khi nước chuyển sang màu đỏ hấp dẫn của cà chua, bạn cắt bỏ phần riềm khế và hai đầu, thái thành các miếng mỏng hình ngôi sao và cho vào.

4. Khoảng 3 phút sau, bạn cho cá đã chiên sơ vào đun sôi khoảng 10 phút, gần chín bạn cho hành ngò và thì là vào cho mùi hương quyến rũ hơn nhé! Khi chín rồi bạn tắt bếp, đổ ra tô, bày ít rau thơm lên trên, món ăn sẽ trông đẹp mắt hơn.

Vậy là món đầu cá hồi nấu canh chua đã hoàn tất rồi. Rắc rau thơm lên trên và thưởng thức vị thơm bùi, béo ngậy của món ăn thôi nào!

Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm món vây cá hồi nấu canh chua nhé ^^.

P/S: Bạn hãy chia sẻ công thức nấu món ăn hấp dẫn này cho người thân, bạn bè để ai cũng có thể trở thành chuyên gia đầu bếp của gia đình. Nếu bạn có những câu hỏi thắc mắc hay muốn chia sẻ những bí quyết nấu ăn ngon với Ẩm thực gia đình thì hãy để lại comment phía dưới nhé! Xem thêm Ruốc cá hồihttp://babyruca.vn/#blog-section

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Cách nấu món cháo cá hồi bổ dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Bé nhà bạn được 9 tháng tuổi và bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm. Bạn băn khoăn lo lắng và chưa biết nấu món gì cho bé. ? Hãy để Ẩm Thực Gia Đình giúp bạn nhé^^, và hôm nay mình bật mí sẽ cho các bạn cách nấu cháo cá hồi cho bé 9 tháng ngon, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất nhé.

Chuẩn bị Xương cá hồi: 1 bộ

Gạo tẻ: 2 muỗng

Gạo nếp: 1 muỗng

Gia vị: muối, bột ngọt, nước mắm

Hành khô.

Thực hiện 1. Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cho 1 chút muối trắng.

2. Khi xương chín, bỏ ra cho nguội, gỡ phần thịt cá ra riêng.

3. Tiếp tục cho gạo và xương cá hồi vào nồi nước vừa luộc cá trước đó, ninh nhừ. (Bạn nên sử dụng nồi áp suất để ninh cháo cho mau nhừ.)

4. Thịt cá hồi cho vào xào kĩ cùng với hành khô bằm nhuyễn, nêm nước mắm vừa ăn và để tăng thêm mùi vị.

5. Khí cháo chín, múc ra bát, để 1 lớp thịt cá hồi lên trên, Cho một vài cọng rau thơm để trang trí cho đẹp mắt.

 Cháo cá hồi ngon nhất là  ăn vào lúc nóng, vì để lâu cháo nguội và sẽ có mùi tanh, khó ăn, đặc biệt đối với những bé mới ăn dặm. 

Chúc bạn thành công với món cháo cá hồi, giàu dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, các mẹ cũng có tham khảo cách nấu 1 vài món cháo thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà : cháo ruốc cá hồi, cháo sườn , cháo gà ..v..v ..

Xem thêm bài viết về sức khỏe tại : http://babyruca.vn/#blog-section

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

9 kinh nghiệm quý báu để luyện thi Toeic thành công

Luyện thi TOEIC như thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, từ những bạn học sinh, sinh viên cho tới những người đi làm. Thế nên “Kinh nghiệm thi Toeic” hay “Kinh nghiệm ôn thi Toeic điểm cao” vẫn luôn là những thắc mắc mà không phải ai cũng tìm được câu trả lời chính xác.

1. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Đặt mục tiêu chính xác:

Đặt mục tiêu chính xác

Bạn đang rất chăm chỉ luyện thi Toeic với mong muốn sẽ có một bài thi hoàn hảo với số điểm thật cao. NHƯNG bạn lại chưa xác định rõ con số cụ thể mà mình thực sự mong muốn là bao nhiêu. 600, 700 hay 800, 900 ? Vậy nên việc đầu tiên trước khi chúng mình bắt tay vào chia sẻ những kinh nghiệm luyện thi Toeic thì Tienganh2020 rất mong muốn bạn hãy xác định mục tiêu chính xác cho bản thân. Đó sẽ là cái đích rõ ràng nhất để chỉ đường dẫn lối bạn tới !

2. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Tìm động lực và quyết tâm:

Tìm động lực để quyết tâm hành động

Tại sao kinh nghiệm luyện thi Toeic mà lại toàn mục tiêu với động lực??? Đơn giản bởi vì để có được thành quả cao không phải chỉ có mỗi học, học và học. Chúng mình hãy thử hỏi những người bạn có điểm thi Toeic cao xem, chắc chắn điều đầu tiên họ chia sẻ kinh nghiệm thi Toeic với bạn sẽ không phải là “Cách học abc…” hay “Phương pháp xyz…” Mà là những động lực bên trong bản thân họ khiến hó quyết tâm và đạt thành công như thế nào. Luyện thi Toeic không phải là chặng đường ngắn, nó là một hành trình và cần một điểm đến rõ ràng. Thế nên khi xác định được những điều ấy và tìm ra động lực thúc đẩy bản thân thì chắc chắn một nửa thành công đang nằm trong tay chúng mình rồi !

3. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Điểm khởi đầu và quan trọng nhất là phần NGHE:

Phần nghe chiếm 45% bài thi TOEIC

Còn ai chưa nắm rõ cấu trúc của một đề thi Toeic như thế nào chưa nhỉ? Nếu chưa nắm được thì hãy xem ngay tại đây . Chúng mình cần nắm rõ cấu trúc của bài thi để sắp xếp lộ trình ôn tập thật hiệu quả nhé ! Cấu trúc bài thi TOEIC cũng cực kỳ đơn giản, trong đó phần NGHE chiếm tới 45% số điểm bài thi, nếu phần này nắm vững thì việc kiếm số điểm 600, 700, thậm chí là 800 thật sự không quá khó. Thật bất ngờ đúng không? Phần Ngữ pháp  chỉ 15%, tuy không nhiều nhưng đa số chúng ta lại quá chăm chút, chú trọng vào điều này. Riêng phần Đọc hiểu chiểm 35-40% thì chủ yếu nằm ở TỪ VỰNG. Vậy thì bây giờ chúng mình đã biết được thứ tự ưu tiên cho từng phần trong bài thi TOEIC chưa nào? Đây chính là kinh nghiệm luyện thi Toeic từ chính những bạn trẻ thành công chia sẻ lại. Rất tuyệt vời phải không?

4. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Lí do thất bại trong khi luyện phần NGHE:

Lí do lớn nhất khiến hầu hết chúng mình thất bại trong quá trình học phần Nghe trong bài thi Toeic là bởi 2 yếu tố, từ vựng và phát âm yếu. Nên bí kíp tốt nhất giúp chúng mình cải thiện kĩ năng nghe khi luyện thi Toeic đó là học từ vựng và học phát âm sao cho chuẩn. Kĩ năng NGHE sẽ chỉ được cải thiện tốt nhất nếu chúng mình đầu tư thời gian và công sức để học chúng mà thôi. Nếu bạn muốn biết thêm kinh nghiệm luyện thi Toeic phần NGHE thì có thể thử những phương pháp mới, cách học mới khiến mình hứng thú và dễ hiểu nhất!

5. Kinh nghiệm luyện thi Toeic nào giải quyết được những rắc rối ĐỌC –HIỂU ?

Kinh nghiệm đọc hiểu

Đây là phần thi không gây khó khăn quá nhiều cho các thí sinh, tuy nhiên chính vì thế mà tâm lí chúng ta thường có phần chủ quan hơn đối với mảng này. Vậy kinh nghiệm hay nhất để luyện thi phần Đọc – Hiểu đấy là gì? Hãy chú ý tới từ vựng , thật cẩn thận và tỉ mỉ. Lí thuyết đọc kĩ đề rồi mới làm luôn luôn được nhắc nhở trong mỗi kì thi rất nhiều lần, NHƯNG chưa bao giờ là thừa cả. Chính những điều nhỏ có thể dẫn tới cái sai lớn. Nên chúng mình hãy bắt đầu thận trọng ngay từ việc làm bài thi một cách cẩn thận. Đó là kinh nghiệm thi Toeic tưởng cũ mà không hề cũ đâu nhé!

6. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Học Ngữ pháp làm sao?

Bạn thấy đấy, Ngữ pháp chỉ chiếm khoảng 15% bài thi của bạn thôi nhưng chúng mình lại dành cả một khối lượng lớn thời gian chỉ để học và ôn tập thật nhiều kiến thức 15% ấy. Giờ thì bạn đã thấy lợi ích lớn của việc có thứ tự ưu tiên khi học mà Tienganh2020 chia sẻ chưa? Kinh nghiệm luyện thi Toeic mà không phải ai cũng nói cho bạn biết đâu ! Phần ngữ pháp thì chúng mình luôn có rất nhiều kho tài liệu luyện thi rồi, chỉ cần dành chút thời gian để tìm ra những quyển sách phù hợp, dễ hiểu để luyện tập thì chắc chắn không còn gì cần lo lắng nữa rồi !

7. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC – Tài liệu ở đâu?

Nếu bạn đang tìm những tài liệu luyện thi TOEIC hiệu quả thì Tienganh2020 có một vài gợi ý sau dành cho bạn như:

600 Essential Words in TOEIC Test – Quyển sách học từ vựng rất tốt

Giáo trình của nxb Oxfords với 3 quyển: Starter Toeic, Develop Toeic, Target Toeic

Economy Volume 1 (Listening & Reading)

Economy Volume 2(Listening và Reading) 

Từ điển hình ảnh của Oxfords

Từ điển Cambridge Pronouncing Dictionary

8. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC – Thành công không thể thiếu kiên trì:

Tất cả những người thành công với TOEIC đều luôn muốn truyền đạt kinh nghiệm luyện thi Toeic tưởng chừng không liên quan này đến tất cả mọi người. Bởi nếu bạn có mục tiêu, có động lực, có phương pháp nhưng lại thiếu lòng kiên trì thì cũng sẽ không thể đi trọn vẹn hành trình được. Hãy thật kiên trì và quyết tâm cao độ, chắc chắn bạn sẽ có được thành quả hơn những gì bạn mong đợi !

9. Kinh nghiệm luyện thi TOEIC? – Chuẩn bị tâm lý tốt trước khi thi :

Dù quá trình học tập của chúng mình có miệt mài đến đâu mà tâm lý trước khi thi lại không vững hay lo lắng quá thì cũng sẽ ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình làm bài thi. Chúng mình đã dành cả một quãng thời gian dài để luyện thi Toeic thì chẳng có lí do gì để ngần ngại dành ra một chút thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi thi  phải không ? 

Kết: 9 kinh nghiệm luyện thi Toeic mà Tienganh2020 chia sẻ rất mong là công cụ đắc lực giúp các bạn luyện tập và có được một bài thi Toeic vượt trên sự mong đợi nhé! Chúc các bạn thành công !

Tham khảo thêm tại: http://tienganh2020.com/khoa-hoc/27/chung-chi-toeic.html

Cá hồi xào thì là – món ngon dễ làm

Như các bạn đã biết cá hồi không những ngon khi ăn kiểu sashimi hoặc steak mà còn ngon khi biết kết hợp chế biến với các loại rau, quả, hạt đậm nét Việt như thì là, xoài, hạt điều…

Bước 1- Chuẩn bịCá hồi phi lê 200 g

– Thì là 50 g

– hành lá 20 g

– Hạt nêm 1/2 muỗng cafe

– Tỏi băm 1 muỗng cafe

– Nước mắm 1 muỗng cafe

– Đường 1/2 muỗng cafe

– Dầu ăn 1 muỗng cafe

Bước 2 Cá hồi cắt miếng vuông vừa ăn

Thì là rửa sạch, cắt khúc.  Hành lá một phần cắt khúc, phần còn lại tước sợi.

Bước3  Đun nóng dầu, phi thơm tỏi băm, cho cá vào xào nhẹ tay, nêm hạt nêm, đường và nước mắm vào, xào khoảng 4 phút, cho thì là và hành lá vào đảo đều, tắt bếp.

Bước 4 Múc ra đĩa, trang trí ít hành lá tước sợi

Món này dùng nóng với cơm. Có thể cho thêm ít cà chua bi và hành tây vào xào chung cũng hợp vị. Xem thêm Ruốc cá hồi bỗ dưỡng cho gia đình và trẻ nhỏ: http://babyruca.vn/#blog-section

Bài đăng nổi bật

Dell Vostro 5470 - laptop thời trang từ Mỹ

Sản phẩm của dòng laptop thương hiệu Mỹ nổi bật với bộ vỏ nhôm xước đỏ và bạc, các đường vát cạnh sắc sảo cùng điểm nhấn là logo Dell nổi bậ...